Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2015

tranh nhân quả

TRANH NHÂN QUẢ

“Muốn biết nhân đời trước
Xem hưởng quả đời này
Muốn biết quả tương lai
Xét nhân gieo hiện tại
Người mà tâm chân chánh

Mọi người hướng thiện theo
Việc làm hợp lý lẽ
Khắp nơi được an vui
Người mà hư tâm tà
Tham sân dần phát triển
Làm việc mà tùy tiện
Tự rước họa vào thân”

(File PDF) DOWDLOAD : KINH NHÂN QUẢ BA ĐỜI TRỌN BỘ
(File VIDEO) DOWNLOAD 
KINH NHÂN QUẢ BIÊN TẬP VIDEO
(File VIDEO) DOWDLOAD 
: THUYẾT GIẢNG VỀ NHÂN QUẢ BA ĐỜI

(Click chuột phải\Save Target As hoặc Save Link As)

Kiếp trước: Hiến vàng tô điểm Phật
Đời nay: Làm quan. Tại vì sao?

null

Kiếp trước: Xây cầu đắp đường làm lộ
Đời nay: Cởi ngựa ngồi kiệu

null

Kiếp trước: Dâng y cúng dường chư Tăng
Đời nay: Mặc gấm mặc lụa

null

Kiếp trước: Cơm gạo bố thí người nghèo
Đời nay: Có ăn, có mặc

null

Kiếp trước: Dâng gạo cúng chùa
Đời nay: Nhà cao lầu gác

null

Kiếp trước: Hoa tươi dâng cúng Phật
Đời nay: Mặt mày trang nghiêm, tại vì sao?

null

Kiếp trước: Tụng kinh niệm Phật
Đời nay: Thông minh trí tuệ

null

Kiếp trước: Tràng phan nghiêm cúng Phật
Đời nay: Vợ chồng hạnh phúc

null

Kiếp trước: Kính trọng người cô độc
Đời nay: Cha me song toàn

null

Kiếp trước: Mở chuồng phóng sinh thả chim
Đời nay: Đông con nhiều cháu

null

Kiếp trước: Hay phóng sinh thả cá
Đời nay: Sống lâu

null

Kiếp trước: Khinh thường coi rẻ chồng
Đời nay: Quả phụ

null

Kiếp trước: Hiến dầu đốt đèn Phật
Đời nay: Mắt sáng

null

Kiếp trước: Chửi cha mắng mẹ
Đời nay: Câm ngọng. Tại vì sao?

null

Kiếp trước: Chê cười lạy Phật
Đời nay: Gù lưng

null

Kiếp trước: Thiếu nợ không trả
Đời nay: Làm trâu ngựa

null

Kiếp trước: Cúng dường Tam Bảo góp của phước điền
Đời nay: Không qua chức cũng giàu sang

null

Kiếp trước: Hiến thuốc cứu mạng người
Đời nay: Khỏe mạnh tại vì sao

null

Kiếp trước: Ác tâm hại người
Đời nay: Cô đơn khổ cực

null

Kiếp trước: Giảng kinh thuyết pháp
Đời nay: Công đức vô lượng

null

Kiếp trước: Hoa tươi cúng dâng Phật
Đời nay: Thêm đẹp đẽ dung nhan

null

Kiếp trước: Hiến vải giúp Tăng Ni
Đời nay: Không mặc gấm cũng mặc lụa

null

Kiếp trước: Cúng gạo cho chùa
Đời nay: Ở nhà cao cửa rộng

null

Kiếp trước: Cứu giúp người nghèo
Đời nay: Được phú quý hiển vinh

null

Kiếp trước: Phóng sinh bất sát
Đời nay: Con cháu đầy đàn

null

Kiếp trước: Xây cầu, đắp đường
Đời nay: Lên xe xuống ngựa

null

Kiếp trước: Kính lão cúng hiền
Đời nay: Phước huệ thọ toàn

null

Kiếp trước: Chỉ đường dẫn lối
Đời nay: Mọi người kính nể

null

Kiếp trước: Cúng dường chư tăng
Đời nay: Được vợ thảo dâu hiền

null

Kiếp trước: Thù ghét hạn người
Đời nay: Nuôi con không chóng lớn

null

Kiếp trước: Thông dâm vợ người
Đời nay: Suốt đời cô độc

null

Kiếp trước: Đời trước xem sách nhảm nhí
Đời nay: Đôi mắt mù lòa

null

Kiếp trước: Đâm thọc nhiều chuyện
Đời nay: Ói máu lênh láng

null

Kiếp trước: Phật Pháp không tin
Đời nay: Điếc đặc cả tai

null

Kiếp trước: Xử tệ, ngược đãi thú vật
Đời nay: Ghẻ mọc đầy người

null

Kiếp trước: Ganh ghét người tài giỏi
Đời nay: Thân hình hôi thối nực nóng

null

Kiếp trước: Làm chuyện dèm pha
Đời nay: Mang tật sứt môi miệng mình

null

Kiếp trước: Đánh cha, đập mẹ
Đời nay: Tay chân bị tật nguyền

null

Kiếp trước: Phá hoại cầu đường
Đời nay: Què chân, tật nguyền

null

Kiếp trước: Thản nhiên trước tai nạn kẻ khác
Đời nay: Suốt đời thường mang tật bệnh

null

Kiếp trước: Gạt người mù
Đời nay: Không làm chó cũng làm heo

null

Kiếp trước: Thấy nguy không cứu làm ngơ
Đời nay: Suốt đời ngồi tù thui thủi

null

Kiếp trước: Nói xấu kẻ khác
Đời nay: Lãnh quả bị thuốc chết

Kiếp trước: Khinh bỉ người giúp việc
Đời nay: Thân hình gù lưng xấu xí

null

Kiếp trước: Dành lợi mình để hại người khác
Đời nay: Lãnh nghiệp chết treo khổ đời

null


Kiếp trước: Cản người đi chùa, phỉ báng Phật giáo
Đời nay: Không bị sét thiên lôi thì bị lữa đốt

sự tích quan thế âm bồ tát

quantheambotat1.jpg
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát

Quan Thế Âm tiếng Phạn là “Avalokitesvara” dịch sang tiếng Hán là Quan Thế Âm hay Quán Tự Tại …Danh hiệu Quan Thế Âm, nghĩa là quan sát tiếng kêu than của chúng sanh trong thế gian để độ cho họ thoát khổ.Theo Kinh Bi Hoa thì ở vào đời quá khứ có đức Phật ra đời hiệu là Bảo Tạng Như Lai. thời đó có vua Chuyển Luân Thanh Vương là Vô Chánh Niệm. Vua có quan đại thần là Bảo Hải, phụ thân của đức Bảo Tạng khi chưa xuất gia đối trước Đức Phật Bảo Tạng phát ra 48 đại nguyện.
Do đó, Đức Bảo Tạng thụ ký cho Vua (khi đó đã là Pháp Tạng Tỳ Kheo) sau này thành Phật hiệu là A Di Đà ở vào thế giới cực lạc.


Trạm trổ Bồ Tát Quan Âm tại Trung Quốc. Nhiều cánh tay của Bồ Tát tượng trưng cho khả năng cứu giúp chúng sinh vô tận.

Vua Chuyển Luân có nhiều con. Con cả là Thái Tử Bất Tuấn cũng do ngài Bảo Hải khuyến tiến. Thái Tử cũng đi xuất gia theo cha và đối trước Đức Bảo Tạng Như Lai phát ra bảo nguyện đại bi thương xót, cứu độ tất cả các loài chúng sanh bị khổ não. vì vậy Đức Bảo Tạng thụ ký cho Thái Tử thành Bồ Tát hiệu là Quan Thế Âm, còn Bảo Haỉ là tiền thân của Đức Thích Ca Mầu Ni.Đức Bảo Tạng thụ ký cho Thái Tử rằng: “Vì lòng đại bi Ông muốn quán niệm cho tất cả chúng sanh được cùng về cõi an lạc (cực lạc). Vậy từ nay đặt tên cho Ông là Quan Thê Âm….

Bồ Tát Quan Thế Âm là hiện thân của Từ Bi, Ngài phát đại nguyện thực hiện từ bi cùng tận trong đời vị lai, nếu chúng sinh còn đau khổ. Vì chỉ có từ bi mới giải trừ đau khổ, cũng như chỉ có trí tuệ mới diệt được ngu si. Do đó, Bồ Tát Quan Thế Âm thiết lập tâm đại từ, đại bi mà thực hiện đại thệ nguyện độ sanh của Ngài.

TỪ là đem niềm vui đến cho kẻ khác. Chữ Từ như người ta thường nói: Từ thiện, từ ái, từ mẫu, từ tâm. Từ tâm đối với ác tâm, sân tâm, ích kỷ tâm….BI là phương châm, là cách thức hành động để cứu khổ.Từ là lòng yêu thương, Bi là ra tay giải quyết và dấn thân nỗ lực làm việc để cứu giúp thực tế. Tóm lại Tu Bi: Thương yêu chúng sinh, mang lại cho họ niềm an lạc vui sướng gọi là Từ (maritrya, maitri). Đồng cảm nỗi khổ và thương xót chúng sinh, trừ bỏ nỗi khổ cho họ gọi là Bi.

Quán Thế Âm xưa kia Ngài đã thành Phật hiệu là “Chánh Pháp Minh Như Lai”. Ngài thị hiện làm Bồ Tát vì muốn đảm đương công tác cứu khổ ban vui cho chúng sanh. Đức Bồ Tát quán thấy Phật và chúng sanh đồng chung một bản thể, đồng chung một giác tánh duy nhất, nhưng Phật đã giác ngộ mà chúng sanh thì còn mê.

Do đó, Đức Quan Thế Âm tức là một vị Phật tương lai sẽ bổ vào ngôi của Đức Phật A Di Đà, thì ngài cùng với ngài Đại Thế Chí (kiếp xưa là em ngài, con thứ vua Chuyển Luân cũng cùng Ngài đồng thời được Đức Bảo Tạng thụ ký) giúp việc giáo hoá độ sanh cho Đức Phật A Di Đà và 2 Ngài cũng ứng thân xuống sa bà trợ giáo cho Đức Thích Ca Mâu Ni.

Theo Kinh Thủ Lăng Nghiêm có chép lời Ngài bạch với Đức Thếâ Tôn rằng:

“Con nhớ cách đây vô số hằng hà sa kiếp về trước có Đức Phật ra đời hiệu là Quan Thế Âm, từ Đức Phật kia dạy con, do nghe, nghĩ và tu mà vào Tam Ma Đề” Do đó nên biết: Ngài đã phát tâm Bồ Đề từ đời Đức Phật Quan Thế Âm trong vô số hằng hà sa kiếp về trước do nghe Phật truyền pháp, Ngài đã nhận định pháp tu viên thông về nhĩ căn là hơn tất cả, do ngài khó chứng viên thông ở nhĩ căn nên được Đức Phật thụ ký cho ngài danh hiệu Quán Thế Âm, một danh hiệu mà chúng sanh ở mười phương cung kính chấp trì, nhất là trong những lúc nguy hiểm, đau khổ.

Ngoài ra, Kinh Quán Âm Tam Muội nói: “Xưa kia Ngài Quán Thế Âm đã thành Phật hiệu là “Chính Pháp Minh Như Lai”. Tiền thân Đức Thích Ca hồi ấy đã từng ở dưới pháp toà, sung vào trong số đệ tử khổ hạnh để gần gũi”. Ngày nay Đức Thích Ca thành Phật, thời Ngài trở lại làm đệ tử để gần gũi lại:” Một Đức Phật ra đời thì hàng ngàn Đức Phật phù trì”.

Trong Kinh Đại Bi Tâm Đà Na Ni thì chép lời Ngài bạch Phật rằng: “Bạch Đức Thế Tôn ! con nhớ vô lượng ức kiêp trước có Đức Phật ra đời hiệu là Thiên Quan Vương tĩnh trụ Như Lai” Đức Phật ấy vì thương đến con và tất cả chúng sanh nên nói ra môn Đại Bi Tâm Đà La Ni. Ngài lại dùng cánh tay sắc vàng xoa đầu con mà bảo:”Thiện Nam Tử ! Ông nên trụ trì tâm chú này và vì khắp tất cả chúng sanh trong cõi trược ở đời vị lai mà làm cho họ được sự lợi ích yên vui lớn.” Lúc đó con mới ở ngôi Sơ Địa, vừa nghe xong thần chú này liền vượt lên chứng đại Bát Địa”.

Mật tông thì theo trong Kinh Đại Bản Như Ý nói có 8 vị đại Quan Âm là:

1) Viên Mãn Ý, Nguyệt Minh Vương Bồ Tát.

2) Bạch Y Tự Tại.

3) Cát La Sát Nữ.

4) Tứ Diện Quán Âm.

5) Mã Đầu La Sát.

6) Tỳ Cầu Chi.

7) Đại Thế Chí.

8) Đà La Quan Âm (Quán Âm Chuẩn Đề).

Ngài có đức uy thần công đức và lòng từ bi rất lớn. Ngài vốn không phải là nữ tướng, nhưng vì ngài thường cứu khổ cứu nạn cho chúng sinh (mà phụ nữ thường nhiều khổ nạn hơn so với nam giới) cho nên giới phụ nữ đặc biệt tín ngưỡng về Ngài. Nên chúng sanh mới tưởng tượng ra Ngài là nữ tướng để tiện hoá độ cho phụ nữ. Theo Kinh A-Di-Đà nói: Người sanh về cõi cực lạc tuy chưa chứng quả Thánh, vẫn không có tướng nam, tướng nữ. Kinh A Hàm nói người nữ có 5 chướng không thể thành Phật…..Thế mà Bồ Tát Quan Thế Âm lại hiện thân người Nư ư?

Bồ Tát Quan Thế Âm hiện thân của Đức Từ Bi, muốn nói lên tình Mẹ thương con, Mẹ đối với con là tình thương chân thành, tha thiết nhất không có tình thương nào sánh bằng. Cho nên, Đức Quan Thế Âm hiện thân là một người mẹ hiền của nhân loại, hay của tất cả chúng sinh.

Căn cứ theo hình tướng đã thể hiện và đức tính Quan Thế Âm đã cứu khổ cứu nạn cho chúng sinh, nhân loại được thoát khổ đau ở sa bà này to lớn biết chừng nào !

Chân như đạo Phật rất mầu

Tâm trung chữ hiếu niệm đầu chữ nhân

Hiếu là độ được song thân

Nhân là cứu vớt trầm luân muôn loài

Tinh thông nghìn mắt nghìn tay

Cũng trong một điểm linh đài hóa ra

Xem trong biển nước nam ta

Phổ môn có Đức Phật Bà Quan Âm.

Cho nên, Phật Tử chúng ta dù tu theo pháp môn nào: Mật Tông, Tịnh Độ hay Thiền Tông cũng phải thường xuyên niệm hồng danh của Ngài. Ngài gia hộ, độ trì cho mới thoát khỏi tai nạn, khổ ách mỗi khi đến với mọi người chúng ta đều phải niệm “Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quan Thế Âm Bồ Tát” thì được giải thoát, tai qua nạn khỏi và sự nghiệp tu hành mới mau chóng thành tựu theo sở cầu như nguyện

*/ Tuệ Minh Đạo

copy cùa https://phatphap.wordpress.com/